4.1 CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ BẢN CHẤT CỦA FACEBOOK MARKETING & FACEBOOK ADS
Marketing = Market + Ing. Là cách tạo ra 1 cái chợ.
Đương nhiên chợ là phải có người mua và người bán rồi. Người mua mang sản phẩm đến chợ
còn người bán đem tiền và nhu cầu đến chợ. Sau quá trình trao đổi, mua bán, người bán sẽ
mang tiền về còn người mua ra về cùng sản phẩm& sự thoả mãn. 1 phần tiền người bán thu
được sẽ đem trả cho ông chủ trợ. Đó là tiền thuê kiot, tiền bảo kê, tiền chỗ ngồi…
Và Facebook hay bất cứ 1 đơn vị phân phối quảng cáo nào đều đang đóng vai trò là MỘT ÔNG
CHỦ CHỢ.
Facebook Marketing có chia thành: Trả phí & Ít mất phí (Không có gì là 0đ nhé, vì chi phí về thời
gian, chi phí cơ hội đều là chi phí cả)
– Trả phí: Facebook Ads, mua bài viết trên các hot profile, fanpage, group
– Ít mất phí: Tự xây hệ sinh thái trên Facebook: Profile, fanpage, group, hashtag. Sau đó khai
thác trong ngắn, trung & dài hạn
Trong Facebook Marketing trả phí mình chỉ bóc tách ra 1 phần nhỏ là: Facebook Ads. Là kênh
mà anh em dùng và quan tâm nhiều nhất:D.
Facebook Ads là dịch vụ quảng cáo trực tuyến mà Facebook cung cấp cho các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp muốn truyền đạt những thông điệp như quảng cáo, ưu đãi khuyến mại,
hình ảnh thương hiệu, sản phẩm … đến với người dùng Facebook
Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille). Chi phí theo lượt hiển thị. Và
Facebook làm đúng 1 nhiệm vụ của mình là phân phối hiển thị, đưa sản phẩm, dịch vụ, thương
hiệu của các bạn đến với người dùng. Còn việc có tương tác, click, comment, submit, mua
hàng… hay không không thuộc quyền quyết định của Facebook.
Facebook đã hỗ trợ gần như tận răng các nhà quảng cáo. Từ việc tạo ra “UI” (Giao diện người
dùng) và “UX” (Trải nghiệm người dùng) về Facebook, công cụ sử dụng trong Facebook, giao
diện tài khoản quảng cáo. Cũng như hệ thống AI (Trí tuệ nhân tạo) giúp hiển thị quảng cáo của
các bạn đến đúng đối tượng quan tâm nhất. Nghĩ ra nhiều mục tiêu quảng cáo, mở rộng người
dùng để có thêm vị trí, hình thức chạy, đối tượng hiển thị.
Facebook dựa vào đâu để hiển thị quảng cáo?
– Nhân khẩu học: Những thông tin bạn khai báo trên Facebook: tuổi, giới tính, tính trạng quan
hệ, học vấn…
– Sở thích: Những thứ bạn quan tâm và tương tác trên Facebook (bài viết, quảng cáo khác,
fanpage, group…)
– Hành vi: Những hành động bạn tạo ra trên nền tảng của Facebook (Chủ của fanpage, online
FB bằng Samsung S8, thường xuyên đăng ảnh trên Facebook,…)
– Search những từ khoá trên thanh công cụ tìm kiếm của Facebook
– Hành động và mối quan tâm, tương tác các sản phẩm, dịch vụ trên 1 website nào đó. (Khi có
gắn code pixel Facebook trên đó)
– Chat với bạn bè về những từ khoá có liên quan (Cái này không chắc nhé, nhưng mình có hỏi
1 vài anh em thì có chat là muốn mua đôi giày da thì thấy ngay lập tức quảng cáo về giày hiển
thị ra)
4.2 BẢN CHẤT CẠNH TRANH, ĐẤU GIÁ CỦA FACEBOOK?
Như ở phần 1 mình có viết. Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per Mille), chi phí
theo hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển thị. Mỗi khi
Facebook cá nhân của mọi người bật lên hoặc F5 lại là 1 phiên đấu giá. Và các nhà quảng cáo
cùng nhau trả giá cho phiên đấu giá đó để được hiển thị quảng cáo.
Về phần đấu giá này các bạn có thể search Google về: thuật toán đấu giá VCG sẽ hiểu rõ hơn
về cơ chế nhé.
Vì mỗi 1 lần tài khoản các bạn bật hoặc F5 là 1 phiên đấu giá nên tệp đối tượng cũng như hành
vi của tệp đối tượng ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số Frequency (Tần suất) quảng cáo.
Frequency (Tần suất) = Số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo
– Nếu các bạn chạy quảng cáo vào tệp đối tượng trẻ: chỉ số Frequency (Tần suất) sẽ thường bị
cao lên rất nhanh. Vì hành vi của đối tượng này là online nhiều lần trong ngày và thường hay
F5 (Ấn vào Trang Chủ) để loading lại Facebook xem có tin gì mới không.
– Đối với tệp đối tượng trung tuổi và già: Hành vi của họ thường ít lần online Facebook trong
ngày cũng như ít khi F5 lại nên chỉ số Frequency (Tần suất) thường tăng lên chậm.
Đồng thời chỉ số Frequency (Tần suất) khi các bạn chạy quảng cáo trên Mobile và PC (laptop,
máy tính bàn) cũng sẽ có sự chênh lệch vì hành vi của người dùng online Facebook trên các
thiết bị cũng khác nhau.
Ngoài ra các nên cần nhớ rõ. Facebook sẽ không bao giờ reach hết đến 100% tệp khách hàng
mà bạn target. Nên bạn sẽ thấy tần suất này tăng lên rất nhanh nếu các bạn chạy lâu đồng thời
với nó là giảm hiệu quả của quảng cáo.
Vậy chỉ số Frequency (Tần suất) này cao hay thấp thì tốt.
Câu trả lời là tuỳ sản phẩm và hành vi mua hàng của tệp đối tượng mục tiêu
– Nếu là dòng sản phẩm là thông dụng, giá tốt. Khả năng quyết định mua hàng của tệp đối
tượng mục tiêu nhanh thì chỉ số Frequency nên thấp (thường là <1.5). Vì nếu quảng cáo lặp đi
lặp lại nhiều lần các bạn sẽ chỉ mất tiền hiển thị chứ không thu được lợi ích bán hàng
– Tuy nhiên đối với những dòng sản phẩm đặc thù, giá cao, khác hàng mục tiêu cần nhiều thời
gian để quyết định mua hàng. Thì chỉ số Frequency cần cao 1 chút để chạm thúc đẩy và chạm
tới điểm mua hàng của họ. Hay đối với những sản phẩm mới trên thị trường cũng cần chỉ số
Frequency cao để educate họ, định vị trong đầu họ về sản phẩm trước khi tung ra chiến lược
bán hang
Như vậy các bạn có thể thấy. Facebook tạo ra hệ sinh thái, tạo ra cộng đồng để mọi người kết
nối với nhau. Đồng thời tạo ra dịch vụ Ads để phân phối hiển thị. Còn chiến lược bán hàng phụ
thuộc vào phần còn lại của các bạn: Sản phẩm, giá, content (text+ảnh), thời điểm, chiến lược &
thị trường.
Và 1 điều cực kỳ quan trọng khi chạy Facebook Ads đó là hệ thống Facebook là 1 hệ thống Big
Data và nó cần nguồn Data đầu vào để có thể phân tích cũng như tiến hành reach tiếp theo.
Điều này giải thích cho việc chạy 1 mẫu quảng cáo càng lâu hiệu quả sẽ càng bị thấp đi. Khi nội
dung quảng cáo đã bị nhàm chán, chỉ số Frequency tăng cao. Hành vi tương tác với quảng cáo
bị giảm xuống. Facebook sẽ khó có nguồn data tương tác đầu vào để phân tích và tiến hành
Reach
Vậy Facebook đã, đang và sẽ làm gì tại các thị trường nói chung và thị trường Việt Nam nói
riêng?
4.3 BIÊN ĐỘ TĂNG CỦA CÁC NHÀ QUẢNG CÁO & BIÊN ĐỘ TĂNG NGÂN SÁCH CÁI HƠN
RẤT NHIỀU VỚI VIỆC TĂNG NGƯỜI DÙNG FACEBOOK . VẬY FACEBOOK SẼ LÀM GÌ ĐỂ
KHẮC PHỤC ĐIỀU ĐÓ!
Nếu như hơn 1 năm trước đây thôi, mọi người để ngân sách hàng ngày và để giá thầu auto
chắc chắn quảng cáo sẽ tiêu hết ngân sách đó dù các bạn có để bao nhiêu. Nhưng bây giờ thì
KHÔNG.
Mọi người chạy Facebook Ads hẳn không xa lạ gì với việc có những chiến dịch quảng cáo
không phân phối được, không cắn được tiền hoặc tiêu tiền không hết được dù các bạn đang để
với ngân sách hàng ngày&giá thầu auto. Không phải vì Facebook chê tiền của của các bạn
đâu. là việc Facebook đang khan hiếm hiển thị với việc tăng quá nhanh các nhà quảng cáo và
biên độ tăng ngân sách chạy lên gấp nhiều lần khi ai cũng đều thấy Facebook Ads là kênh
quảng cáo Marketing Online đem lại hiệu quả nhanh và lớn nhất.
Hãy coi Facebook hiện tại như Hà Nội của chúng ta. Việc bùng nổ các nhà quảng cáo + ngân
sách lớn dần đều theo mỗi tháng giống như việc Hà Nội đang ngày càng phải chịu 1 lượng lớn
dân cư đổ bộ vào càng đông. Vấn nạn về nhà ở, tắc đường, rác thải…. Cũng giống như việc
Facebook không còn đủ hiển thị để cung cấp và phục vụ cho toàn bộ các nhà quảng cáo. Hà
Nội chọn việc mở rộng sang Hà Tây, giãn trường đại học và khu hành chính ra ngoại thành, đẩy
mạnh việc xây chung cư thay vì nhà mặt đất. Vậy Facebook đã, đang và sẽ làm gì?
Facebook ĐÃ:
– Mở rộng thêm các mục tiêu quảng cáo: Nếu trước đây chỉ có quảng cáo tương tác, click to
web, Chuyển đổi. Thì giờ đã có thêm Lead Ads, xem video, doanh số của danh mục sản phẩm,
… để đa dạng lựa chọn cho nhà quảng cáo
– Mở rộng đất bằng các vị trí quảng cáo mới Nếu trước đây chỉ có Newfeed, mobile, cột phải.
thì giờ đã có thêm: bài viết tức thời, video đề xuất, Instagram, audience network, tin nhắn…
– Tạo them những định dạng quảng cáo mới: bản chính chiếu, bộ sưu tập…
– Thêm những liên kết
mới Facebook ĐANG:
– Đẩy mạnh việc dò xét và khóa các TK quảng cáo, fanpage vi phạm. Giúp giảm thiểu nhà
quảng cáo vi phạm.
– Test tài khoản quảng cáo trả trước. Để tránh vấn nạn chạy bùng
– Educate thị trường theo các mục tiêu quảng cáo khác. Facebook tạo ra hệ sinh thái và dịch vụ
quảng cáo. Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau, các nhà quảng cáo dựa vào hành vi, sơ thích và
nhu cầu của người tiêu dùng sẽ tự cấu thành nên những tỷ lệ % chênh lệch giữa các mục tiêu
quảng cáo. VD: Ở VN chủ yếu đa phần là chạy theo tương tác. Tuy nhiên ở Mỹ thói quen của
họ là mua hàng trên website nên chiếm đa phần lại và CTW hoặc CVS. Nên gần đây VN đang
đẩy mạnh việc educate theo Landingpage, conversion, dynamic ads, collection đó.
– Educate thị trường theo các ngành hàng khác nhau để giảm sức nóng và cạnh tranh
Facebook SẼ (Cái này là mình đoán thôi nhé)
– Nhân bản Instagram giống như Facebook (all tính năng giống như Facebook)
– Cho bán hàng trên facebook cá nhân như 1 cửa hàng
– Cho hiển thị quảng cáo trên trang cá nhân & chủ TK như 1 Publicsher
– Cho quảng cáo trên video (die&live) dưới dạng banner
– Xây dựng hệ sinh thái video như Youtube
– Tập trung phát triển công cụ tìm kiếm Facebook như Google Adwords.
4.4 LIVESTREAM & HOT TREND
Như mình có chia sẻ tại phần 2 của bài 1. Bản chất tính tiền của Facebook là CPM (Cost Per
Mille), chi phí theo hiển thị. Như vậy bản chất cạnh tranh của Facebook là cạnh tranh về hiển thị.
Mỗi khi Facebook cá nhân của mọi người bất lên hoặc F5 lại là 1 phiên đấu giá. Và các nhà
quảng cáo cùng nhau trả giá cho phiên đấu giá đó để được hiển thị quảng cáo.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ của LiveStream hiện nay, người người, nhà nhà livestream. Tham
gia các group để livestream bán hàng , livestream phim, livestream sex, livestream khoe hàng,
….. Lướt Facebook 1 lúc mà ngập tràn livestream thì đất đâu cho quảng cáo có cơ hội hiển thị
nữa. Đó cũng là 1 phần lý do mọi người thấy giá CPM thời gian gần đây bị tăng lên khá mạnh.
Nếu Facebook không có động thái gì cho việc này, có thể là giảm tỷ lệ hiển thị của livestream
hoặc tạo ra 1 hệ sinh thái như youtube (nơi chỉ chứa video) thì các nhà quảng cáo sẽ rất khó
thở trong việc cạnh tranh hiển thị.
HOT TRENDS
Trends là tốt, tận dụng được trend là điều cực tốt. Tận dụng trend ở nội dung, hình ảnh giúp thu
hút người dùng tương tác. Bán hàng tốt hơn. Tuy nhiên mình lại rất sợ những trends lớn,
những trends không thể tận dụng để bán hàng. Vì sao ạ?
Phương diện hiển thị:
– Khi đó cá nhân, các group, fanpage thi nhau đưa tin về trend đó. Đất đâu cho quảng cáo hiển
thị nữa.
Phương diện tâm lý:
– Người dùng lên Facebook chỉ chăm chăm hóng tin, đọc tin. Thấy quảng cáo là lướt nhanh
qua, không thèm quan tâm. Quảng cáo hiển thị được cũng không có tương tác và rất khó bán
được hàng.
Vì vậy tại sao mình lại nói mình đang rất sợ LiveStream và Hot Trends bây giờ.
Hiển thị và cạnh tranh hiển thị là điều kiện quan trọng đầu tiên. Sản phẩm có tốt mấy, nội dung,
hình ảnh có tốt mấy, giá có tốt đến mấy mà người dùng không biết tới, không nhìn thấy được
thì bán làm sao.
Nên phần tiếp mình sẽ nói về: Tối ưu chỉ số hiển thị nhé
Xem thêm tại: https://shopgiare.com.vn